Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Đảm bảo an toàn điện trước, trong và sau mùa mưa bão năm 2024

Thông tin chỉ đạo, điều hành Ý kiến chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng cơ quan  
Đảm bảo an toàn điện trước, trong và sau mùa mưa bão năm 2024
Để chủ động, sẵn sàng ứng phó kịp thời với các tình huống thiên tai có thể xảy ra trước và trong mùa mưa bão năm 2024, đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy, phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân cũng như đảm bảo an toàn cho hệ thống lưới điện, ngày 05/4/2024 Sở Công Thương đã có Công văn số 365/SCT-QLNL v/v đảm bảo an toàn điện trước, trong va sau mùa mưa bão năm 2024
Theo đó, Sở Công Thương trân trọng đề nghị các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chủ động tích cực phối hợp triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Đối với các đơn vị quản lý vận hành lưới điện:

- Tuyên truyền, hướng dẫn đến khách hàng sử dụng điện các quy định về an toàn điện, biện pháp phòng tránh và sử dụng điện điện an toàn trong mùa mưa bão. 

- Tăng cường kiểm tra lưới điện và các công trình điện thuộc quyền quản lý của đơn vị đảm bảo hành lang bảo vệ an toàn lưới điện. Kịp thời phát hiện và khắc phục những điểm xung yếu có nguy cơ xảy ra mất an toàn điện như các vị trí tiếp địa, chống sét, cầu dao cách ly, cách điện, ... Tăng cường các giải pháp gia cố, phòng chống, không để xảy ra tình trạng gãy, đổ cột đối với lưới điện trung hạ thế khi có cơn bão đi qua.

- Thường xuyên rà soát nhằm phát hiện kịp thời khắc phục sửa chữa hoặc thay thế những thiết bị điện không đảm bảo tiêu chuẩn vận hành hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn điện trong quá trình vận hành. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong cung cấp điện điện tại các Khu, Cụm công nghiệp; khu đô thị, khu dân cư; khu thường xuyên tập trung đông người. Đặc biệt chú trọng đến hệ thống lưới điện, trạm biến áp cấp điện cho các trạm bơm tiêu úng.

- Xây dựng phương án vận hành đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy, linh hoạt. Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư, thiết bị, phương tiện, ... sẵn sàng, kịp thời khắc phục mọi sự cố do mưa, bão, lũ gây ra.

- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương cảnh báo, tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng, tránh tai nạn điện khi sinh sống, làm việc trong và gần hành lang bảo vệ an toàn công trình điện cao áp cũng như kịp thời xử lý các điểm có nguy cơ mất an toàn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn về điện. Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định về an toàn điện tại Nghị định số: 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện, Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện.

- Thực hiện hiệu quả công tác dịch vụ quản lý vận hành đường dây và TBA của khách hàng nhất là việc kiểm tra, phát hiện các điểm tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn, sự cố hệ thống điện. Kịp thời hướng dẫn khách hàng trong công tác cải tạo, nâng cấp và xử lý các tồn tại, các điểm có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống điện.

- Tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp có tài sản đường dây trung thế và trạm biến áp riêng trong việc thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật, thí nghiệm các trang thiết bị điện.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, chính quyền xã, phường phối hợp với ngành điện tổ chức phát quang hành lang, xử lý các điểm vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình điện trước mùa mưa bão.

- Kiểm tra, rà soát, kịp thời phát hiện các khu vực có nguy cơ sạt lở khi mưa lớn kéo dài. Trường hợp có hệ thống đường dây dẫn điện, trạm biến áp cần phối hợp kịp thời với ngành điện trong việc đánh giá, xây dựng và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về điện trong trường hợp xảy ra sạt lở, mưa bão kéo dài, phòng tránh các tai nạn về điện có thể xảy ra.

- Phối hợp với các đơn vị phân phối điện đẩy mạnh tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng các quy định về an toàn điện, tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng điện tiết kiệm, an toàn, phòng, tránh các tai nạn về điện có thể xảy ra. Tuyên truyền đến người dân trong trường hợp phát hiện các điểm bất thường trên lưới điện (vỡ sứ, đứt dây điện; cột điện nghiêng, nứt; móng cột điện bị sạt lở; dây tiếp địa cột điện bị gãy, đứt; xảy ra hiện tượng phóng điện, ….) kịp thời thông báo đến ngành điện hoặc chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý, khắc phục phòng tránh các sự cố, tai nạn vệ điện có thể xảy ra.

- Chỉ đạo các đơn vị, chính quyền địa phương tạo điều kiện tốt nhất, phối hợp với ngành điện khắc phục, xử lý sự cố do mưa bão gây ra.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý các Khu công nghiệp:

- Chỉ đạo các doanh nghiệp chủ động phối hợp với ngành điện, các đơn vị liên quan trong việc đảm bảo các quy định về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện.

- Chỉ đạo Công ty khai thác công trình thủy lợi; Các doanh nghiệp trong các Khu, Cụm công nghiệp thuộc phạm vi quản lý thực hiện kiểm tra hệ thống tiếp địa, Máy biến áp, thiết bị chống sét, cầu dao cách ly, các thiết bị đóng cắt điện, vật liệu cách điện, xà điện, các vị trí cột điện tiềm ẩn nguy cơ đổ, gãy khi có bão, … trên đường dây điện và trạm biến áp thuộc tài sản của đơn vị mình. Khẩn trương khắc phục, gia cố những điểm xung yếu tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn điện xong trước mùa mưa bão.

- Kiểm tra, rà soát, kịp thời phát hiện các khu vực có nguy cơ sạt lở khi mưa lớn kéo dài. Trường hợp có hệ thống đường dây dẫn điện, trạm biến áp cần phối hợp kịp thời với ngành điện trong việc đánh giá, xây dựng và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về điện trong trường hợp xảy ra sạt lở, mưa bão kéo dài, phòng tránh các tai nạn về điện có thể xảy ra.

- Yêu cầu các doanh nghiệp có tài sản đường dây trung thế và trạm biến áp thực hiện nghiêm các quy định về an toàn điện, thực hiện việc kiểm định an toàn kỹ thuật, thí nghiệm các trang thiết bị điện theo đúng quy định đảm bảo an toàn trong vận hành, phòng tránh các tai nạn điện. 

365.pdf