Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kế hoạch dự trữ hàng hóa phòng chống thiên tai năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Tin tức sự kiện  
Kế hoạch dự trữ hàng hóa phòng chống thiên tai năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 110 chợ; có 3 trung tâm thương mại và 08 siêu thị; có 3 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hạ tầng thương mại phát triển tại thành phố và trung tâm các thị trấn, thị tứ ở các huyện, các điểm bán hàng tiện lợi, tiệních ngày càng nhiều, hạ tầng thương mại đã và đang được tỉnh đầu tư nâng cấp, do đó đáp ứng ngày càng cao việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, việc cung ứng cũng như tiêu thụ hàng hóa đáp ứng đầy đủ cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh và đẩy mạnh xuất khẩu. Hệ thống phân phối xăng dầu bao gồm: 160 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Trong 6 tháng đầu năm 2020 xảy ra dịch bệnh Covid-19, để chủ động các biện pháp ứng phó và hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh đến nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, Sở Công Thương Hà Nam đã ban hành các văn bản chỉ đạo, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng, bình ổnthị trường. Trong thời gian diễn ra dịch bệnhtình hình cung cầu các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh Hà Nam tương đối ổn định, nguồn hàng cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân cơ bản đáp ứng đủ, không có hiện tượng khan hiếm và tăng giá đột biến. Đã phát huy 2 tốt vai trò của các doanh nghiệp trong việc chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Để chủ động phòng, chống thiên tai 6 tháng cuối năm, Công Thương Hà Nam phối hợp với các sở, ngành chứng năng, các địa phương, các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh… lập kế hoạch dự trữ hàng hóa phòng chống thiên tai cho những tháng tiếp theo, cụ thể như sau:

1. Tổ chức rà soát các khu vực có nguy cơ ngập lụt, chia cắt khi có bão mạnh, siêu  bão xảy ra, đặc biệt các khu vực có thể chia cắt trong thời gian dài để xây dựng kế hoạch, phương án dự trữ hàng hóa thiết yếu đảm bảo cung ứng kịp thời, đủ số lượng, chất lượng các hàng hóa thiết yếu cho nhân dân đối với khu vực bị ngập lụt, chia cắt trên địabàn tỉnh.

2. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh thương mại đóng trên địa bàn chủ động dự trữ nguồn hàng nhất là mặt hàng thiết yếu để cung ứng kịp thời cho người dân khi có sự cố xảy ra. Duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, đảm bảo lưu thông phân phối, cung ứng đủ các loại hàng hóa dịch vụ thiết yếu, đặc biệt là mỳ ăn liền, gạo, thực phẩm, nước đóng chai, xăng dầu, vật liệu xây dựng, chăn, bạt che...chú trọng khâu vận chuyển lưu thông hàng hóa về các đại lý, điểm bán hàng tại huyện và các xã, khu vực xung yếu trong thời gian thiên tai xảy ra. Đồng thời đề nghị UBND các huyện, thành phố chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa để kịp thời cung ứng hàng hóa dự trữ cho địa phương mình, cứu trợ cho địa phương khác và báo cáo phương án dự trữ hàng hóa chi tiết gửi về Sở Công Thương khi có yêu cầu.

3. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát số lượng, chất lượng hàng hóa tham gia dự trữ phòng chống thiên tai của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

4. Lập danh sách các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký kế hoạch và số lượng hàng hóa dự trữ phòng, chống lụt bão trên địa bàn tỉnh, chủ động sử dụng phương tiện ô tô của đơn vị vận chuyển hàng cứu trợ khi có yêu cầu.

5. Về phía các doanh nghiệp, Sở vận động các doanh nghiệp có năng lực, uy tín, kinh nghiệm xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu gồm: lương thực, thực phẩm, mỳ ăn liền, đường, sữa, dầu ăn, xăng dầu, nước uống đóng chai,... huy động nguồn vốn, chủ động tìm kiếm nguồn hàng, đảm bảo có đầy đủ lượng hàng dự trữ cung ứng ra thị trường trong thời gian thiên tai, lụt, bão xảy ra; đảm bảo nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của nhân dân trên địa bàn trong thời gian từ 10-15 ngày, cụ thể một số Doanh nghiệp đăng ký dự trữ hàng hóa như sau:

+ Công ty cổ phần lương thực Hà Nam Ninh dự trữ 5000 tấn gạo tại kho của Công ty tại Thôn Bào Cừu, phường Thanh Châu, thành phố Phủ Lý; Công ty TNHH Thủy Long dự trữ 750 tấn gạo tại kho của công ty tại Quốc lộ 21, xã Trung Lương, huyện Bình Lục; Công ty cổ phần tập đoàn giống cây trồng Việt Nam dự trữ 4000 tấn gạo tại kho của công ty tại KCN Đồng Văn I mở rộng, thị xã Đồng Văn, tỉnh Hà Nam.

+ Chi nhánh xăng dầu Hà Namdự trữ 250 m3 xăng, 200 m3 dầu diesel và 22,5 m3 dầu nhờn.Trong đó: Tại Kho xăng dầu K135 tại Thanh Sơn, Kim Bảng, Hà Nam dự trữ 160 m3 xăng, 200 m3 dầu, 22,5 m3 dầu nhờn. Còn lại là dự trữ tại các cửa hàng thuộc chi nhánh trên địa bàn tỉnh.

+ Công ty TNHH Tân Nhật Minh (Siêu thị Micom) dự trữ 1.500 thùng mỳ tôm, 330 thùng lương khô, 1580 thùng nước đóng chai, một số mặt hàng khác ước tính trị giá khoảng 1.8 tỷ đồng.​


Tin liên quan